1

Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất

KHÓA HỌC KẾ TOÁN KÈM RIÊNG THEO YÊU CẦU 1-1 xem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC ONLINE xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

Cách xây dựng thang bảng lương năm 2018


Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương năm 2018, các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương, hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu cho Doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP và 121/2018/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

Theo điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

– Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựngquyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Chú ý: Kể từ ngày 1/11/2018 theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP ngày13/9/2018 của Chính phủ quy định:

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”

Lưu ý: Quy định là miễn thủ tục gửi (Nhưng DN vẫn phải xây dựng là lưu tại DN nhé)

————————————————–

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm:

1.
Hệ thống thang bảng lương

2. Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương

3. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương

4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ

6. Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu, nhưng rất quan trọng khi quyết toán thuế nhé)

Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại vào, và phải trực tiếp đi nộp (Ai làm thì người đó phải đi nộp + Kèm theo CMT bản gốc) (Tùy từng nơi nhé).

Sau đây Kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương (Đây là mẫu thang bang bảng lương theo NĐ 49), còn các mẫu biểu khác, các bạn click vào tên bên trên để xem nhé:

—————————————————————–
CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Mã số thuế: 0106208569 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Địa chỉ: Xuân Thủy, Cầu giấy, Hà Nội
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
———————————————

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 4.258.600 đồng 
(Vì ở Vùng 1)

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:

Đơn vị tính: Việt nam đồng
NHÓM CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC Bậc Lương
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc Công ty
Mức Lương 7,000,000 7,350,000 7,717,500 8,103,375 8,508,544 8,933,971 9,380,669
2. Kế Toán Trưởng
Mức Lương 6,000,000 6,300,000 6,615,000 6,945,750 7,293,038 7,657,689 8,040,574
3. Nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật
Mức Lương 5,000,000 5,250,000 5,512,500 5,788,125 6,077,531 6,381,408 6,700,478
4. Trợ giảng
Mức Lương 4,500,000 4,725,000 4,961,250 5,209,313 5,469,778 5,743,267 6,030,430
5. Nhân viên văn phòng
Mức Lương 4,258,600 4,471,530 4,695,107 4,929,862 5,176,355 5,435,173 5,706,931
                                                        Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2018
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký tên và đóng dấu vào đây)
———————————————————

Cách xây dựng thang bảng lương cụ thể như sau:

– Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%.

Cách ghi Bậc 1:

– Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh: -> Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định:

Mức lương tối thiều vùng Mức lương
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I 3.980.000 đồng/tháng
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II 3.530.000 đồng/tháng
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III 3.090.000 đồng/tháng
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV 2.760.000 đồng/tháng

VD: Công ty Kế toán Hà Nội thuộc Vùng 1 (Mức lương tối thiểu vùng là: 3.980.000) -> Và trong hợp đồng lao động ghi: Mức lương cơ bản là 4.500.000 (đảm bảo > mức lương tối thiểu vùng), phụ cấp là 500.000. Thì các bạn ghi vào bậc 1 là: 4.500.000

– Theo Nghị đinh 141/2017/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2018 đã tăng lên và cũng theo NĐ này thì yêu cầu DN phải: Điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động.

Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng xem tại đây nhé: 
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018
————————————————————

Chú ý:

1) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương thấp nhất của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng Mức lương tối thiểu (VNĐ)
Vùng I 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600
Vùng II 3.530.000 + (3.530.000 x 7%) = 3.777.100
Vùng III 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) = 3.306.300
Vùng IV 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) = 2.953.200

VD: Công ty kế toán Hà Nội thuộc vùng 1, Năm 2018 Mức lương tối thiểu vùng 1 là: 3.980.000. Nhân viên kỹ thuật (có bằng cao đẳng).

=> Mức lương tối thiểu của nhân viên kỹ thuật là: 3.980.000 + (3.980.000 X 7%) = 4.258.600 (Đây là mức tối thiểu để điền vào Bậc 1 đối với những người lao động làm việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề)

—————————————————-

2) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%;
– Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải
cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. 

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề     
Vùng Mức lương (VNĐ)
I 4.258.600 + (4.258.600 x 5%) = 4.471.530
II 3.777.100 + (3.777.100 x 5%) = 3.965.955
III 3.306.300 + (3.306.300 x 5%) = 3.471.615
IV 2.953.200 + (2.953.200 x 5%) = 3.100.860

 

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng Mức lương (VNĐ)
I 4.258.600 + (4.258.600 x 7%) =  4.556.702
II 3.777.100 + (3.777.100 x 7%) =  4.041.497
III 3.306.300 + (3.306.300 x 7%) =  3.537.741
IV 2.953.200 + (2.953.200 x 7%) =  3.159.924

VD: Cùng với ví dụ như trên, nếu làm việc độc hại, thì mức lương tối thiểu là: 4.258.600 + (4.258.600 X 5%) = 4.471.530

– Nếu làm việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì mức lương tối thiểu: 4.258.600 + (4.258.600 x 7%) =  4.556.702

Như vậy: Nhân viên kỹ thuật có bằng nghề và làm việc làm việc độc hại thì mức lương tối thiểu vùng là: 4.471.530. => Các bạn có thể ghi trong hợp đồng lao động là: Mức lương cơ bản: 4.500.000 -> Bậc 1: Ghi: 4.500.000 => Tờ khai tham gia BHXH ghi: 4.500.000

—————————————

Lưu ý: Từ ngày 1/1/2018:
– Mức tiền lương tháng tham gia BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng), phụ cấp lương và các khoản bổ sung

Chi tiết xem thêm:
Mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng BHXH
——————————————————-

Cách ghi các Bậc sau:

– Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

VD: Bậc 1 là 5.000.000 thì bậc 2 = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000

– Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi: -> Thường là để từ 5 – 7 bậc nhé.

—————————————–
Lưu ý: 
– Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.=> Tức là: Khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương nhé để nộp cho Phòng lao động lương binh xã hội Quận, huyện.
Xem thêm: Mức phạt không xây dựng thang bảng lương
– Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện. (Mẫu này là Biên bản thông qua Thang bảng lương)
———————————————-

Thủ tục Gửi thang bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp

Nơi nộp hồ sơ Thang bảng lương:
– Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi Phòng Lao động Thương binh xã hội Quận (Huyện) nơi DN đóng địa bàn.

Lưu ý: Đối với những DN mới thành lập để nộp được Thang bảng lương cho Phòng lao động thì trước đó các bạn phải Khai trình sử dụng lao động. Chi tiết: Thủ tục khai trình sử dụng lao động

Tải trọn bộ thang bảng lương và các mẫu biểu trên tại đây:

– Nếu chỉ muốn tải Thang bảng lương năm 2018:

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế, tính lương, trích khấu hao….lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm … thì có thể tham gia: Lớp học kèm riêng kế toán thực tế tại Kế toán Hà Nội

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢNxem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁNxem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆPxem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *