1

Một số điểm lưu ý khi thực hiện luật BHXH, BHYT

KHÓA HỌC KẾ TOÁN KÈM RIÊNG THEO YÊU CẦU 1-1 xem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC ONLINE xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

1. Tỷ lệ trích nộp: Từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2013 tỷ lệ đóng như sau: (riêng tỷ lệ đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 tăng thêm 2%)

Đối tượng

Người SDLĐ

Người LĐ

Tổng cộng

Cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN

BHXH 17% 7%

30.5%

BHYT 3% 1,5%
BHTN 1% 1%

Chỉ tham gia BHXH, BHYT

BHXH 17% 7%

28.5%

BHYT 3% 1,5%

2. Quy định trích nộp:

 2.1 Hàng tháng chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

2.2 Đơn vị có trách nhiệm tự kê khai, tự trích đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy

định hiện hành.

– Căn cứ để xác định số tiền phải nộp: Là tiền lương, các khoản phụ cấp và mức đóng theo

quy định.

– Chứng từ: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo mẫu quy định tại Chế độ kế

toán đang áp dụng tại đơn vị.

3. Mức xử phạt:

Các trường hợp chưa đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN là vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT do đó đều bị xử phạt, cụ thể:

3.1 BHXH, BHTN: Từ tháng 01/2012, mức xử phạt là 14,2%/năm (1,183%/tháng). Mức xử phạt này thay đổi khi có thông báo của BHXH Việt Nam.

3.2 BHYT: Mức xử phạt bằng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

công bố. Từ ngày 01/12/2010 lãi suất cơ bản là 9%/năm (0,75%/tháng). Mức xử phạt này

thay đổi khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi lãi suất cơ bản.

4. Đối chiếu kết quả trích nộp:

4.1 Mẫu C12-TS: Chậm nhất ngày 10 của tháng sau liền kề, cơ quan BHXH gửi thông báo kết quả đóng BHYT, BHTN, BHXH (mẫu C12-TS) của tháng trước đến đơn vị sử dụng lao động. Thông báo kết quả đóng (mẫu C12-TS) không phải là chứng từ để ghi sổ kế toán của các đơn vị mà nhằm mục đích thông báo chi tiết kết quả thực hiện đóng BHYT, BHTN, BHXH của tháng trước; là cơ sở để đơn vị đối chiếu số liệu đơn vị đang hạch toán với số liệu cơ quan BHXH quản lý. Đề nghị các đơn vị kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân và điều chỉnh trước ngày 15 của tháng.

4.2 Mẫu C05-TS: Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT (mẫu C05-TS) nhằm xác định chính xác số tiền nợ. Đối với các đơn vị nợ trên 3 tháng, cơ quan BHXH sẽ gửi kèm mẫu C12-TS. Đề nghị thủ trưởng đơn vị kiểm tra, ký tên, đóng dấu rồi kịp thời chuyển về cơ quan BHXH.

5. Phân bổ số tiền đơn vị trích nộp BHXH, BHYT, BHTN:

Hàng tháng, căn cứ vào số tiền đơn vị trích nộp và số nợ, số phát sinh tăng, giảm BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, cơ quan BHXH phân bổ:

a. Thu đủ tiền đóng vào quỹ BHYT, kể cả số tiền lãi phát sinh trong thời gian chậm

đóng (nếu có).

b. Thu đủ tiền đóng vào quỹ BHTN, kể cả số tiền lãi phát sinh trong thời gian chậm

đóng (nếu có).

c. Phần còn lại, hạch toán thu quỹ BHXH bắt buộc. Đối với số tiền BHXH, BHYT, BHTN còn thiếu (nếu có), đơn vị có trách nhiệm thực hiện nộp đủ cho cơ quan BHXH.

Ví dụ về phân bổ tiền đóng và tính lãi:

Số liệu về tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 7,8,9 năm 2012 như sau:

– Tháng 07/2012, 2% giữ lại là 1.000.000 đồng. Số tiền nợ đầu tháng 8/2012 là:

14.750.000 đồng.

– Trong tháng 08/2012 phát sinh thêm 17.700.000 đồng (BHXH: 14.400.000, BHYT:

2.700.000, BHTN: 600.000). Do đơn vị không có chứng từ nộp tiền, nên tính đến hết tháng

08/2012, đơn vị còn nợ: 34.450.000 đồng (BHXH: 26.400.000; BHYT: 4.950.000;

BHTN:1.100.000)

• Lãi phạt chậm nộp như sau:

Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đến hết tháng 08/2012: 152.920 đồng.

Gồm: (giả sử đơn vị không có lãi phát sinh kỳ trước chuyển sang)

+ BHXH: (26.400.000 – 14.400.000 – 1.000.000 + 0) x 1.183% = 130.130 đồng

+ BHYT: (4.950.000 – 2.700.000 + 0) x 0.75% = 16.875 đồng

+ BHTN: (1.100.000 – 600.000 + 0) x 1.183% = 5.915 đồng.

• Phân bổ tiền đóng:

– Tháng 09/2012, số phải nộp phát sinh là 23.600.000 đồng (BHXH: 19.200.000,

BHYT: 3.600.000, BHTN: 800.000). Đơn vị chuyển 30.000.000 đồng, được phân bổ:

+ BHYT: 4.950.000 đồng

+ BHTN: 1.100.000 đồng

+ Số còn lại nộp BHXH: 30.000.000 – (4.950.000 + 1.100.000) = 23.950.000 đồng.

Như vậy, đến hết tháng 09/2012, đơn vị còn nợ số tiền BHXH: 21.650.000 đồng

(19.200.000 + 26.400.000 – 23.950.000), BHYT: 3.600.000 đồng, BHTN: 800.000 đồng và tiền lãi là 152.920 đồng.

Qua tháng 10/2012, số tiền 26.202.920 đồng sẽ bị tính lãi chậm đóng theo quy định.

6. Về việc ghi và xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN trong sổ BHXH (thường gọi là chốt sổ) làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH, cụ thể:

–  Trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN của kỳ trước thì ghi xác nhận

đến thời điểm người lao động ngừng việc.

–  Trường hợp số tiền đơn vị nợ lớn hơn số tiền phải đóng của một tháng đóng thì đơn

vị phải có văn bản cam kết gửi cơ quan BHXH, ghi rõ thời hạn đóng đủ số tiền còn nợ và

chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể.

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢNxem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁNxem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆPxem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *