1

Khấu hao tài sản cố định

KHÓA HỌC KẾ TOÁN KÈM RIÊNG THEO YÊU CẦU 1-1 xem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC ONLINE xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

* Nhứng điều cần phải lưu ý khi trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC

– Tài sản cố định là tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; là những tài sản có giá trị lớn, tham gia quá trình sản xuất kinh doanh và đã chuyển dần giá trị tài sản vào giá thành sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định để thu hồi vốn và tái tạo tài sản cố định mới phục vụ cho kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo.

– Để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và để phù hợp với thực tiển hiện nay về việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ tại các doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra đối với người quản lý DN nói chung và người làm công tác kế toán nói riêng, ngoài việc nắm vững các quy định hướng dẫn cần hiểu rõ bản chất của các loại tài sản, đặc biệt là TSCĐ.

– Căn cứ vào mục đích sử dụng, doanh nghiệp tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau: TSCĐ dùng cho mục dích kinh doanh; TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, DN tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ của DN trong từng nhóm cho phù hợp.

– Về nguyên tắc, mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng ( gồm có biên bản giao nhận, hợp đồng, hoá đơn mua và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong số theo dõi. Mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

+ Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán = nguyên giá của TSCĐ – Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

+ Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

– Các chi phí DN chi ra để đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ một số tài sản quy định tại khoản 1 Điều 9 của thông tư 45/2013/TT-BTC. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được trích vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế TNDN. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuế.

– Trường hợp đánh giá lại TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không quá 20% nguyên giá tài sản đó. Thwoif điểm trích khấu hao đối với tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đư tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

– Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của tài sản nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.

– Các DN 100% vốn Nhà nước được thực hiện xác định giá trị DN để cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt dầu phân bổ vào chi phí là thời điểm DN chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

– Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, ngượng bán, thanh lý TSCĐ phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; DN phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

– Thời gian trích khấu hao của TSCĐ căn cứ vào giá trị, giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của tài sản tương đương) và thời gian trích khấu hao ban hành tại phụ lục của Thông tư.

– Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không được vượt qua tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của DN từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.

– Bộ Tài chính cũng quy định 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ: i) Phương pháp trích khấu hao đường thẳng; ii) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; iii) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó DN tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ thao quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà DN đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, DN phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho DN. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Như vậy về cơ bản, Thông tư 45/2013/TT-BTC mang tính kế thừa Thông tư 203/2009/TT-BTC, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2012 trở về trước. Tuy nhiên Thông tư 45/2013/TT-BTC đã tạo ra một số điểm khác biệt cần chú ý:

– Về giá trị của Tài sản, Thông tư 45/2013/TT-BTC được xác định từ 30 triệu đồng trở lên. Đối với tài sản là “quyền sử dụng đất thuê” trước ngày có hiệu lực của Luật đất đai năm 2003 (ngày 1/7/2004) đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được ghi là tài sản vô hình.

– Kể từ năm tính thuế 2013, quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Quyền sử đụng đất có thời hạn nếu có đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trừ trường hợp quyền sử dụng đất giao thu tiền có thời hạn được trích khấu hao để tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Chi phí thành lập doanh nghiệp, đào tạo nhân viên, quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp; chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ DN 100% vốn Nhà nước phải thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC ban hành ngày 20/8/2012

– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện trong suốt qua trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp thay đổi phương pháp trích khấu hao, DN phải giải trình về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tếcho DN và chỉ được phép thay đổi một lần. DN phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thay đổi.

Ngoài ra, đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, DN đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, DN phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. DN không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢNxem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁNxem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆPxem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *