1

KẾ TOÁN NHÀ HÀNG và những điều mà bạn cần biết

KHÓA HỌC KẾ TOÁN KÈM RIÊNG THEO YÊU CẦU 1-1 xem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC ONLINE xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ lại những kiến thức bổ ích cho bạn khi làm về KẾ TOÁN NHÀ HÀNG
——-

Công việc của một kế toán nhà hàng, tuy vất vả, rất nhiều việc linh tinh, nhưng khá là thú vị, vì đặc điểm chung của kế toán trong lĩnh vực nhà hàng là tổng hợp, vừa mang tính chất sản xuất (chế biến thức ăn), lại vừa mang tính chất thương mại – dịch vụ.
– Thương mại là mua các mặt hàng về rồi xuất bán, đây là mặt hàng không qua công đoạn chế biến, ví dụ như: Rượu bia, nước suối, nước ngọt, thuốc lá, khăn, …
– Còn sản xuất (chế biến thức ăn) là mua các thực phẩm, rau củ quả, các loại gia vị (gọi tắt là NVL) và phải qua công đoạn chế biến để trở thành các món ăn.
Để làm tốt công việc của một kế toán trong nhà hàng thì “nhà kế” phải biết nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn “đặc sản” gì? (xem trong menu) để:
– Xây dựng định mức nguyên vật liệu chính và NVL phụ cho các món ăn; lập thang bảng lương công nhân trực tiếp; Trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước về công cụ dụng cụ…


Công việc hàng ngày phải làm của nhà kế trong nhà hàng là:
ĐẦU VÀO:
Khi mua hàng (Nợ 152, 156), công cụ dụng cụ dùng chung trong nhà hàng (Nợ 153) thì tranh thủ lấy hoá đơn GTGT đầu vào. Nếu mua Rau củ quả, thịt cá, … của hộ gia đình, cá nhân KHÔNG kinh doanh trực tiếp bán ra; Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm) không có hóa đơn thì DN được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN.
ĐẦU RA:
– Do các nhà hàng thường viết hóa đơn GTGT bán hàng (Có 511, Có 3331/Nợ 1111, 131), tên hàng hoá, dịch vụ ghi là “Ăn uống” nên hóa đơn này phải luôn luôn kèm theo Bảng kê chi tiết từng món ăn, thức uống, hàng hoá (Bảng kê này cũng là một tờ phiếu thanh toán của bàn ăn đó).
– Đối với thức uống, hàng hoá thì PMKT sẽ tự động xuất kho hàng bán (Nợ 632/Có 156)
– Đối với thức ăn, “nhà kế” hạch toán xuất kho NVL chính và phụ cho các món ăn (Có 152/Nợ 154) theo định mức các món ăn mà DN đã xây dựng.
– Thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho để xử lý hàng âm kịp thời (nếu có)
– Xuất công cụ, dụng cụ, đồ dùng, vật dụng dùng chung trong nhà hàng vào chi phí trả trước ngắn hạn như Nồi niêu, xoong chảo, chén bát, muỗng nĩa, Gas, điện, nước, … sử dụng trong nhà hàng, …(Có 111, 131, 153/Nợ 242).
– Xuất vật dụng dùng chung trong nhà hàng như Xà phòng, nước rửa chén (Có 152/Nợ 154).
– Cuối tháng trích khấu hao TSCĐ (Có 214/Nợ 154),
phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn (Nợ 154/Có 242).
– Lập bảng lương cho nhân công trực tiếp như đầu bếp, phục vụ, bảo vệ, …
(Nên xây dựng thang bảng lương theo ca sẽ hợp lý và thực tế hơn, vì thông thường tại nhà hàng, nhân công thường làm việc theo ca)./.
———
Nguồn : Sưu tầm

———–0———-

– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
– CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢNxem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁNxem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆPxem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *