1

Hướng dẫn các bước công việc của một người làm kế toán gồm những gì

KHÓA HỌC KẾ TOÁN KÈM RIÊNG THEO YÊU CẦU 1-1 xem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC ONLINE xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

CÂU HỎI: Tóm tắt lại các bước công việc của 1 người làm kế toán thì trải qua những bước nào?
↪TRẢ LỜI:

Bước 1: Kế toán tiếp nhận bộ chứng từ gốc đã được xét duyệt từ những phòng ban khác chuyển qua (Đại đa số là nghiệp vụ kinh tế phát sinh là có chứng từ gốc, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không có chứng từ gốc, trường hợp này kế toán lập ngay chứng từ kế toán luôn, ví dụ như các nghiệp vụ kết chuyển chi phí loại 6,8 và doanh thu loại 5,7 vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả kinh doanh như các bạn học bên trên là không có chứng từ gốc mà chỉ có chứng từ ghi sổ trong trường hợp này)


Bước 2: Kế toán tiến hành kiểm tra bộ chứng từ gốc (Đầy đủ, Hợp pháp, hợp lệ và hợp lý) dựa trên những quy định nội bộ của công ty cũng như những căn cứ, quy định của thông tư hướng dẫn về thuế => Từ đó tiến hành lập chứng từ kế toán (chứng từ ghi sổ) và sau đó kẹp chứng từ gốc vào phía sau chứng từ kế toán (Chứng từ ghi sổ) để trở thành Bộ chứng từ kế toán đầy đủ (Lưu ý: Chứng từ gốc được sắp xếp theo trình tự thời gian và sắp sau chứng từ ghi sổ)


Bước 3: Kế toán phân tích bộ chứng từ gốc đó ảnh đến những tài khoản nào trong danh mục hệ thống tài khoản theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 từ tài khoản loại 1 cho đến tài khoản loại 9 (Các bạn lưu ý tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty bạn chỉ ảnh hưởng từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9. Do đó, các bạn muốn làm kế toán bắt buộc các bạn phải học thuộc danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200).
Lưu ý:
+ Một nghiệp vụ ảnh hưởng ít nhất hai tài khoản (Tức là nếu ảnh hưởng ba tài khoản cũng không sao) và luôn nhớ là trong đó có một tài khoản GHI NỢ và 1 tài khoản GHI CÓ.
+Trong 2 tài khoản đó phải có 1 tài khoản ghi nợ và 1 tài khoản ghi có (Đây là ảnh hưởng 2 tài khoản). Nếu ảnh hưởng 3 tài khoản thì phải có ít nhất 2 tài khoản ghi Nợ và 1 tài khoản ghi có hoặc ngược lại 1 tài khoản ghi Nợ và 2 tài khoản ghi có. Đây gọi là nguyên tắc kế toán kép. Nguyên tắc hạch toán kế toán kép: một khi ghi nợ một tài khoản này thì sẽ phải ghi có một tài khoản khác (Tức không được ghi đơn một tài khoản). Ít có trường hợp ghi nhiều nợ và nhiều có (Vì ghi nhiều nợ và nhiều có rất phức tạp khi hạch toán, về mặt nguyên tắc vẫn hạch toán được nhưng hơi rắc rối khi phân bổ số tiền). Trong thực tế người ta chỉ ghi 2 nợ, 1 có hoặc 2 có 1 nợ.
+Tổng số tiến bên nợ phải bằng tổng số tiền bên có .Đây là nguyên tắc mà chúng ta phải thuộc.


Bước 4: Sau khi xác định ảnh hưởng đến những tài khoản nào rồi thì xác định tài khoản đó là tài khoản loại mấy (Từ loại 1 đến loại 9) để biết tính chất của tài khoản mà sẽ ghi nợ hay ghi có cho đúng. Vậy là bắt buộc các bạn phải học thuộc danh mục hệ thống tài khoản và thuộc tính chất của từng tài khoản. Thì các bạn mới phân tích đúng được.
Và sau khi xác định tài khoản nợ và tài khoản có rồi thì tiến hành Ghi nợ và Ghi có trên chứng từ kế toán (chứng từ ghi sổ) do kế toán lập để ghi sổ.
✿Một vài nghiệp vụ để các bạn dễ hình dung, nguyên tắc kế toán kép (Ôn lại từ bước 1 cho đến bước 4)✿
– Rút tiền gửi ngân hàng từ ACB nhập quỹ tiền mặt là 1 triệu.
Nợ 1111 (Tiền mặt là Việt Nam Đồng): 1.000.000
Có 1121 (Tiền gửi ngân hàng là VND): 1.000.000
– Nhận tiền ứng trước của khách hàng A: 10.000.000 bằng chuyển khoản của ngân hàng ACB
Nơ 1121(Tiền gửi ngân hàng là VND): : 10.000.000
Có 131(Phải thu khách hàng): 10.000.000
– Đem tiền mặt để đặt cọc thuê nhà của chủ nhà là 20.000.000. Với thời gian thuê là 2 năm. Khoản tiền này sẽ nhận lại khi hết hợp đồng thuế
Nợ 244 (Ký cược, Ký quỹ): 20.000.000
Có 1111 (Tiền Mặt): 20.000.000
– Mua chiếc xe ô tô chưa trả tiền cho nhà cung cấp 1 tỷ và thuế GTGT là 10 triệu. Mua thiếu của Cty ô tô trường hải
Nợ 2113 (Phương tiện vận tải truyền dẫn): 1.000.000.000
Nợ 1332 (Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định): 100.000.000
Có 331 (Phải trả nhà cung cấp): 1.100.000.000
– Trích BHXH (Bảo hiểm xã hội), BHYT (Bảo hiểm y tế), BHTN (Bảo hiểm thất nghiệp) mà cty phải chịu vào chi phí của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý. Mỗi bộ phần là 10.000.000. Và chi tiết từng khoản mục BHXH: 13.000.000.; BHYT:5.000.000 , BHTN: 2.000.000. vậy nghiệp vụ này ảnh hưởng nhiều nợ và nhiều có
Nợ 6411 (Chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng): 10.000.000
Nợ 6421(Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp): 10.000.000
Có 3383 (Bảo hiểm xã hội): 13.000.000
Có 3384 (Bảo hiểm y tế): 5.000.000
Có 3386 (Bảo hiểm thất nghiệp): 2.000.000
(Nhưng trong thực tế ít ai làm như trên mà người ta sẽ chia ra làm 3 nghiệp vụ như sau):
+Trích BHXH mà Công ty chịu. Về tỷ lệ và số tiền như thế nào sau này các bạn làm thì sẽ có bảng trích cụ thể. Ở đây tôi cho số liệu như bên trên là để minh họa thôi
Nơ 6411 (Chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng): 6.500.000
Nợ 6421(Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp): 6.500.000
Có 3383(Bảo hiểm xã hội): : 13.000.000
+Trích BHYT mà Công ty chịu. Về tỷ lệ và số tiền như thế nào sau này các bạn làm thì sẽ có bảng trích cụ thể. Ở đây tôi cho số liệu như bên trên là để minh họa thôi
Nơ 6411 (Chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng): 2.500.000
Nợ 6421(Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp): 2.500.000
Có 3384(Bảo hiểm y tế): 5.000.000
+Trích BHTN mà Công ty chịu. Về tỷ lệ và số tiền như thế nào sau này các bạn làm thì sẽ có bảng trích cụ thể. Ở đây tôi cho số liệu như bên trên là để minh họa thôi
Nơ 6411 (Chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng):1.000.000
Nợ 6421(Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp): 1.000.000
Có 3386 (Bảo hiểm thất nghiệp): 2.000.000


Bước 5: Sau đó, các bạn dựa vào CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (chứng từ ghi sổ) do kế toán lập có định khoản NỢ và định khoản CÓ trên đó để tiến hành ghi vào sổ sách kế toán theo thứ tự sau:
+Sổ nhật ký chung (Ghi đầu tiên)
+Sau đó ghi vào Sổ cái các tài khoản mà ảnh hưởng đến nghiệp vụ đó. (Dựa vào sổ nhật ký chung ảnh hưởng đến tài khoản nào thì ghi vào sổ cái của tài khoản đó).
+Nếu sổ cái của một tài khoản mà có liên quan đến Công nợ (Công nợ phải thu hoặc công nợ phải trả của 1 cá nhân hoặc pháp nhân nào đó) Hoặc sổ cái của một tài khoản mà có liên quan đến hàng tồn kho tức là liên quan đến số lượng từng mặt hàng thì tiến hành ghi vào sổ chi tiết theo dõi công nợ hoặc sổ chi tiết theo dõi số lượng từng mặt hàng đó.
Các bạn lưu ý: là có hai loại chứng từ cần phải phân biệt rõ trong kế toán thì mới hiểu hết ý nghĩa của Bộ Chứng từ:
1. Chứng từ thứ nhất: Chứng từ gốc là chứng từ ban đầu, chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Có chứng từ gốc mới lập được chứng từ kế toán (chứng từ ghi sổ). Chứng từ gốc có trước chứng từ ghi sổ
2. Chứng từ thứ hai: Là chứng từ kế toán (chứng từ ghi sổ) là do kế toán lập dùng để ghi sổ. Và chứng từ kế toán này được lập dựa vào chứng từ gốc.


Bước 6: Lưu chứng từ vào trong File, nhớ là lưu chứng từ vào trong File để sau này có thể tìm kiếm chứng từ dễ dàng. Các bạn mở file lưu chứng từ kế toán theo số hiệu chứng từ (Ký hiệu chứng từ) mà các bạn đã đánh ký hiệu trong chứng từ ghi sổ. Tức là mở file để lưu bộ chứng từ là theo CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ví dụ:
• Bạn ký hiệu PC1501001 (Phiếu chi số 01 của tháng 1 năm 2015)=> Vậy bạn phải có 1 file Phiếu chi của tháng 1/2015.=> 1 năm 12 tháng => Bạn phải có 12 file Phiếu chi .
• Bạn ký hiệu GBCVCB1501001(Giấy báo có của Ngân hàng VCB số 01 tháng 01 năm 2015) => Vậy bạn phải có một file GBC của tháng 1/2015 => 1 năm 12 tháng => Bạn phải có 12 file lưu giấy báo có của Ngân hàng VCB hoặc là đối với ngân hàng thì các bạn có thể tạo file lưu chứng từ theo tên từng ngân hàng

nguồn: thầy hải bùi

———-0———

– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢNxem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁNxem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆPxem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *