1

Hạch toán là gì

KHÓA HỌC KẾ TOÁN KÈM RIÊNG THEO YÊU CẦU 1-1 xem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC ONLINE xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

HẠCH TOÁN

Công cụ quan trọng của quản lí, thực hiện việc thu thập, ghi chép và hệ thống hoá các tài liệu và số liệu về tình trạng (kết cấu) và sự phát triển (biến đổi) của khách thể quản lí (các quá trình kinh tế – xã hội).
Nhờ tổ chức hạch toán, các cơ quan quản lí nắm được các thông tin cần thiết để soạn thảo các quyết định quản lí và kiểm tra việc thực hiện.
Những yêu cầu quan trọng đối với hạch toán là đầy đủ, chính xác, kịp thời về nội dung và thống nhất về phương pháp, bảo đảm tiêu chuẩn hoá (quy cách hoá) và so sánh được các số liệu hạch toán.
Căn cứ vào nội dung, phương pháp thu thập và xử lí thông tin, hạch toán phân thành: hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê, hạch toán kế toán.
Hạch toán mang tính tất yếu khách quan trong mọi hình thái xã hội, do yêu cầu của quản lí và của quy luật tiết kiệm thời gian lao động. “Trong bất kì trạng thái xã hội nào, người ta cũng đều phải quan tâm đến thời gian lao động dùng để sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt, tuy rằng với một mức độ không giống nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau” (C. Mac “Tư bản”, quyển I, tập 1, trang 139, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1976).
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, Hạch toán có những thay đổi lớn về kĩ thuật tổ chức thu thập, xử lí số liệu và luôn luôn là một trong những công cụ quản lí quan trọng của nhà nước

HẠCH TOÁN KINH TẾ

Một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nói chung, đặc biệt dùng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực hiện phương thức quản lí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch hoá kết hợp với sử dụng các quan hệ hàng hoá – tiền tệ và áp dụng phương pháp thương mại.
Những nguyên tắc cơ bản của HTKT là: tự chủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vật chất và tài chính về kết quả kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước bằng kế hoạch và các chính sách, các đòn bẩy kinh tế; tự bù đắp chi phí và có lãi; thực hiện chế độ khuyến khích vật chất, kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế. HTKT được áp dụng ở đơn vị xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, công ti, tổng công ti.
Khi vận dụng đầy đủ và triệt để các nguyên tắc và phương pháp HTKT thì gọi là HTKT đầy đủ. Phương thức HTKT xuất hiện đầu tiên ở Liên Xô do Lênin (V. I. Lenin) đề xướng: “Việc các xí nghiệp nhà nước áp dụng chế độ gọi là hạch toán kinh tế là tất nhiên và gắn liền với chính sách kinh tế mới. Kiểu xí nghiệp đó trong một tương lai gần đây nhất định sẽ chiếm ưu thế” (V. I. Lênin: “Toàn tập”, tập 44, trang 419, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva, 1980).
Ở Việt Nam, HTKT được áp dụng trong cơ chế quản lí kết hợp kế hoạch với thị trường, nhưng trong thời gian đầu nó không phát huy đầy đủ tác dụng do sự hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu và bao cấp.
Từ khi đổi mới kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, HTKT được áp dụng đầy đủ hơn trong các xí nghiệp và đồng nghĩa với hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

HẠCH TOÁN KINH TẾ QUỐC DÂN:

Hệ thống thống kê và hạch toán miêu tả kết quả hoạt động của nền kinh tế quốc dân, phản ánh tổng thể và toàn diện cơ cấu, nội dung, hiệu quả, chất lượng của nền kinh tế xét về vĩ mô.
Nó bao gồm những bộ phận: hạch toán thu nhập quốc dân; hạch toán tài chính và lưu chuyển vốn; hạch toán thu chi bằng tiền mặt của dân cư; hạch toán thanh toán quốc tế. Bảng hạch toán “tài khoản quốc gia “cuả Việt Nam là một bộ phận cuả HTKTQD. Nó gồm có: tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành và tính theo giá so sánh; cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành, theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế; bảng cân đối tổng sản phẩm trong nước (một bên là nguồn tổng sản phẩm và chênh lệch xuất nhập khẩu, một bên là sử dụng gồm sử dụng cho tích luỹ tài sản và sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng).
Trước đây, trên thế giới có hai hệ thống HTKTQD: một hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa khi còn tồn tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), trên cơ sở kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thường gọi là “hệ thống cân đối sản phẩm vật chất”; một hệ thống HTKTQD của các nước tư bản chủ nghĩa theo kinh tế thị trường, gọi là “hệ thống tài khoản quốc gia”. Hệ thống thứ nhất hiện nay không còn tồn tại sau khi Hội đồng Tương trợ Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa giải thể.

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢNxem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁNxem ngay

KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆPxem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *